Nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức,
trách nhiệm, hành động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân và cộng đồng
dân cư trong việc phòng, chống rác thải nhựa; phát huy và tăng cường sự tham
gia của cộng đồng trong việc thu gom, phân loại các chất thải nhựa và bao bì,
túi ni lông khó phân hủy. Từ đó, góp phần đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường,
giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa
trên địa bàn thành phố được triển khai đồng bộ, hiệu quả.
Để triển khai có hiệu quả Đề án, UBND thành phố
yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị tập trung chỉ đạo, phát huy cao
vai trò, trách nhiệm, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, địa
phương và cộng đồng nhằm tăng cường chung tay trong công tác thông tin tuyên
truyền về phòng, chống rác thải nhựa giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn toàn
tỉnh; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ
đảm bảo hiệu quả, chất lượng và tiến độ đề ra.
Mục tiêu chung của Kế hoạch nêu rõ người dân
được cung cấp thông tin về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước qua các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ
sở trong công tác phòng, chống rác thải nhựa; chú trọng tuyên truyền cho người
dân trên địa bàn tỉnh về nguy cơ ô nhiễm rác thải nhựa, thay đổi thói quen sử
dụng, thải bỏ các sản phẩm nhựa, từ đó nâng cao ý thức giữ gìn tài nguyên, môi
trường.
Mục tiêu cụ thể:
- 100% phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo
chí, truyền thông viết về lĩnh vực môi trường và xã hội; cán bộ cơ sở truyền
thanh - truyền hình các huyện, thị xã, thành phố, đài truyền thanh cấp xã được
tập huấn, bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng tuyên truyền về công tác phòng,
chống rác thải nhựa.
- 90% người lao động làm việc trong các doanh
nghiệp; học sinh, sinh viên các cấp học trên địa bàn toàn tỉnh được cung cấp
kiến thức, thông tin thiết yếu về phòng, chống rác thải nhựa.
- Xây dựng,
triển khai hình thành mạng lưới truyền thông cấp cơ sở và các phong trào rộng
khắp địa bàn thành phố theo
cách tiếp cận tổng hợp, dựa trên cơ sở phối hợp hiệu quả với các tổ chức quần
chúng - xã hội, tổ chức nghề nghiệp như: Hội Nông dân, Hội Nghề cá, Hiệp hội Du
lịch, Hội Môi trường...
Kế hoạch tập trung tuyên truyền, phổ biến những nội
dung chủ yếu sau:
- Đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến bảo vệ môi trường;
phòng, chống rác thải nhựa.
- Tác hại của chất thải
nhựa và túi ni lông khó phân hủy đối với môi trường.
- Ứng dụng công nghệ cao
trong sản xuất, tái chế rác thải nhựa; hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến
khích phát triển các sản phẩm, có thể phân hủy, tái sử dụng, thân thiện với môi
trường; kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh và tăng trưởng xanh,...
- Xây dựng,
triển khai hình thành mạng lưới truyền thông cấp cơ sở và các phong trào rộng
khắp địa bàn thành phố theo
cách tiếp cận tổng hợp, dựa trên cơ sở phối hợp hiệu quả với các tổ chức quần
chúng - xã hội, tổ chức nghề nghiệp như: Hội Nông dân, Hội Nghề cá, Hiệp hội Du
lịch, Hội Môi trường...
Để giảm thiểu tối đa tác hại của túi nilon người sử dụng cần hạn chế sử dụng túi nilon thông thường bằng cách sử dụng túi dùng nhiều lần và có khả năng phân hủy sinh học khi đi mua hàng; không nên dùng túi nilon rẻ tiền, có màu để đựng thực phẩm, đặc biệt là không được dùng để đựng thực phẩm nóng, có vị chua. Sau khi sử dụng xong không được tự ý đốt hay chôn lấp mà phải phân loại riêng túi nilon để công ty môi trường thu gom và tiêu hủy theo quy định
Mỗi người dân nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham
gia, tổ chức các hoạt động chống rác thải nhựa bằng các sáng kiến và hành động
cụ thể, thiết thực. Thay đổi thói quen, nói không với các sản phẩm nhựa sử dụng
một lần, túi ni-lông thông qua việc mua sắm, trong sinh hoạt, làm việc, lao
động thường ngày; sử dụng thay thế bằng các loại sản phẩm thân thiện với môi
trường. Tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường tại nơi sinh sống
bằng những hành động nhỏ nhất như phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải, sử
dụng tiết kiệm nguyên, nhiên liệu; lên án kịp thời những hành vi gây ô nhiễm
môi trường, thói quen sử dụng lãng phí tài nguyên, năng lượng…